Mạ PVD
Công nghệ mạ PVD được ứng dụng trong nhiều ngành nghề và nhiều sản phẩm như: nội thất, ô tô, linh kiện điện tử,… Tuy nhiên, mạ PVD là gì, ưu điểm của công nghệ mạ PVD và ứng dụng của nó thì không phải ai cũng biết. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn các thông tin về công nghệ PVD chất lượng và an toàn này nhé!
PVD là viết tắt của từ gì?
Mạ PVD hay còn được gọi là mạ vàng Titan. PVD là từ viết tắt của Physical Vapor Deposition, tiếng Việt nghĩa là sự bốc hơi lắng đọng vật lý. Đây là phương pháp phủ màu vật liệu dựa vào các trạng thái của kim loại màu ở điều kiện nhiệt độ cao trong môi trường chân không (10-2 đến 10-4 Torr) và quá trình thổi khí hiếm. Công nghệ PVD làm lắng đọng lớp phủ Plasma, các vật liệu được hóa hơi trong điều kiện chân không để tạo ra lớp phủ mỏng, có màu sắc theo mong muốn trên bề mặt sản phẩm.
Trước khi công nghệ mạ PVD ra đời, các sản phẩm mạ vàng thường dễ bong tróc, độ bền màu thấp. Từ khi có công nghệ mạ PVD ra đời, nó đã giúp cải thiện lớp mạ rõ rệt, cho ra sản phẩm có màu sắc sáng bóng như mạ vàng truyền thống nhưng bền màu gấp nhiều lần, khó bong tróc. Nhờ đó, tuổi thọ của vật liệu cũng tăng lên gấp nhiều lần.
Kết hợp mạ PVD trên vật liệu inox đã cho ra đời các sản phẩm cứng cáp từ trong ra ngoài. Trong ngành nội thất, nổi bật hơn cả là sự kết hợp giữa mạ PVD và inox 304 có đặc tính chống ăn mòn, chịu lực, chịu nhiệt cực tốt, độ bền cao và dễ dàng gia công.
Tại sao inox nên sử dụng công nghệ mạ PVD?
Mục đích của việc ứng dụng công nghệ pvd là gì, đây là công nghệ tạo ra lớp bảo vệ bề mặt kim loại, giúp sản phẩm bền và đẹp hơn. Vậy tại sao phải mạ PVD trên inox? Có nhiều lý do khiến chúng ta nên ứng dụng công nghệ PVD để mạ inox. Cụ thể như sau:
Không độc hại với con người và môi trường
Công nghệ PVD không chỉ tạo ra lớp mạ bền đẹp mà còn thân thiện với môi trường, an toàn cho người thợ gia công và người tiêu dùng. Nếu những phương pháp xi mạ truyền thống chứa nhiều hóa chất độc hại gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường thì mạ PVD được xem là giải pháp khắc phục triệt để những vấn đề này.
Tạo ra lớp xi mạ bền màu và đồng nhất
Xi mạ inox bằng công nghệ PVD giúp tạo ra lớp mạ đồng nhất và đều màu. Quá trình xi mạ được diễn ra trong môi trường chân không dưới tác động của lớp phủ Plasma nên bề mặt kim loại không phải chịu sự ảnh hưởng của không khí hay tạp chất.
Tăng độ bền và tính thẩm mỹ của inox
Công nghệ mạ PVD có thể áp dụng cho nhiều loại vật liệu khác nhau nhưng mang đến hiệu quả tối ưu nhất là đối với vật liệu inox. Không chỉ tạo ra màu sắc sống động cho inox, lớp xi mạ còn nâng cao khả năng chống ăn mòn của inox, góp phần hoàn thiện những sản phẩm bền bỉ và cứng cáp từ trong ra ngoài.
Làm thế nào để cho ra được lớp xi mạ inox sáng bóng và bền màu luôn là thử thách đối với các kỹ thuật xi mạ truyền thống. Thế nhưng, đối với công nghệ PVD, lớp mạ inox được xử lý bằng công nghệ mạ PVD không chỉ bền, đẹp mà còn mang đến khả năng chống ma sát rất cao.
Ưu điểm của lớp mạ PVD bao gồm những gì?
Công nghệ mạ PVD cho vật liệu inox có những ưu điểm nổi bật như sau:
Trong quá trình mạ, có nhiều màu được tạo ra bằng cách pha trộn nhiều loại khí có độ tinh khiết cao, đồng thời làm lớp mạ có khả năng chống ăn mòn. Độ dày lớp phủ PVD là từ 0,25 micron – 5 micron.
Quá trình PVD sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các công nghệ khác như sơn tĩnh điện và mạ điện. Mạ PVD sẽ phát huy tối đa hiệu quả nếu mạ trên bất kỳ vật liệu nào được làm từ nickel, chrome hoặc inox. Lớp mạ PVD có thể được sử dụng trên bề mặt bóng gương hoặc bề mặt xước.
Công nghệ PVD có đặc tính gì nổi bật?
- Tạo ra lớp phủ có độ cứng và hạn chế mài mòn cho vật liệu, dụng cụ.
- Tạo ra lớp phủ có độ truyền dẫn, phản chiếu ánh sáng, tăng tính thẩm mỹ cho vật liệu, dụng cụ.
- Lớp phủ PVD có tác dụng bảo vệ và trang trí bề mặt vật liệu.
- Lớp phủ PVD giúp chống lại sự tác động của nhiệt độ nóng, lạnh.
- Tạo ra lớp phin giúp cải thiện tính chất dẫn điện trong ngành điện, điện tử.
Ứng dụng của công nghệ mạ PVD
Công nghệ mạ PVD được ứng dụng rộng rãi trong các ngành như:
- Ngành chế tác đồng hồ:Công nghệ PVD tạo ra lớp phủ có độ bền cao, lâu phai màu và có thể chống trầy. Các hãng đồng hồ nổi tiếng trên thế giới đều sử dụng công nghệ PVD để nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Ngành khuôn mẫu, khuôn dập, khuôn đúc: chống mài mòn, tăng độ cứng, chống dính cho khuôn cơ khí.
- Ngành cắt gọt kim loại:tăng độ cứng, chống mòn bề mặt, nâng cao hiệu suất cắt/gọt của các công cụ như: mũi khoan, mũi phay, lưỡi cắt hợp kim,…
- Phụ kiện nhà bếp: nĩa, dao, muỗng, nồi, xoong, chảo,… được mạ PVD giúp đảm bảo an toàn thực phẩm, bền, đẹp, thân thiện với môi trường.
- Phụ tùng xe moto, xe hơi:Mạ PVD cho phụ tùng xe giúp giảm ma sát bề mặt cho các cơ cấu truyền động, kháng mài mòn, tăng độ chịu nhiệt cho các chi tiết như piston, bánh răng… Nhờ đó, mạ PVD giúp giảm nhiên liệu tiêu hao cho động cơ, nâng cao tuổi thọ cho thiết bị, tăng tính thẩm mỹ với nhiều màu sắc sang trọng, đem đến nhiều ý tưởng thiết kế cho ngành xe hơi, xe moto.
- Gốm sứ:Lớp phủ PVD tạo ra những họa tiết, hoa văn, màu sắc mà công nghệ gốm sứ truyền thống không thể làm được, mang đến sự sang trọng và sáng tạo trong ngành gốm sứ.
- Ngành y khoa: Vì dây chuyền sản xuất dụng cụ ngành y khoa rất quan trọng, lớp PVD được ưu tiên sử dụng để nâng cao tuổi thọ, chống dính và giảm ma sát bề mặt cho các thiết bị trong ngành y khoa.
- Ngành trang trí nội thất: Lớp phủ PVD được ứng dụng phổ biến nhất trong ngành trang trí nội thất. Với gam màu hiện đại, màu sắc đa dạng, giúp trang trí và bảo vệ bề mặt sản phẩm nội thất là những công dụng tuyệt mà lớp phủ PVD mang lại.
Nẹp inox mạ vàng PVD – Điểm nhấn sang trọng trong trang trí nội thất
Nẹp inox trang trí mạ vàng trên chất liệu inox 304 cao cấp mang đến sự chắc chắn, định hình tốt và chống oxy hóa tốt. Do đó, sản phẩm luôn mới và chống bám bụi hiệu quả. Bạn có thể dễ dàng vệ sinh nẹp inox mạ PVD bằng khăn mềm. Hơn nữa, màu sắc nẹp inox mạ vàng khá đa dạng, tùy vào nhu cầu và không gian nội thất, bạn có thể chọn nẹp inox mạ vàng mờ, nẹp inox mạ vàng bóng gương,…
Nẹp inox trang trí mạ vàng có thể phù hợp lắp đặt ở mọi không gian khác nhau. Bạn có thể sử dụng để nẹp tường inox hoặc dùng để trang trí thay thế các vật liệu gỗ, nhựa đều phù hợp.